CÔNG TY TNHH SX NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI VẠN PHÁT 0908.431.206
Trang chủ   »   Tin tức   »   Thay thế kháng sinh bằng chế phẩm tannin (polyphenol) trong thức ăn heo thịt

Hỗ trợ trực tiếp

KV Miền Nam - Ms.Thúy KV Miền Nam - Ms.Thúy 0908.431.206 info@nguyenlieuvanphat.com
KV Miền Bắc - Mr. Tuyển KV Miền Bắc - Mr. Tuyển 0912.786.671 info@nguyenlieuvanphat.com
KV Miền Trung - Ms. Thúy KV Miền Trung - Ms. Thúy 0932.779.427 info@nguyenlieuvanphat.com

Video

Thay thế kháng sinh bằng chế phẩm tannin (polyphenol) trong thức ăn heo thịt

Vì sao tannin (polyphenol) được quan tâm?

 

Tannin (acid tannic) thuộc nhóm polyphenol, là hợp chất có cấu trúc phức tạp và được chia thành 2 nhóm: tannin thủy phân và tannin cô đặc. Tannin (polyphenol) hiện diện trong hầu hết thực vật và có nhiều trong cà phê, trà, nho, cam thảo, dâu, cây hạt dẻ, các loại đậu… Tùy thuộc vào nguồn thực vật, thành phần và cấu trúc tannin cũng khác biệt rất lớn. Tannin thủy phân có tính năng kháng khuẩn mạnh hơn tannin cô đặc, và được hấp thu một phần trong đường tiêu hóa. Đáng chú ý, tannin từ cây hạt dẻ chủ yếu là tannin thủy phân.

Thay thế kháng sinh bằng chế phẩm tannin (polyphenol) trong thức ăn heo thịt

Quan điểm truyền thống và một số công trình nghiên cứu khoa học trong dinh dưỡng thú đơn vị như heo cho rằng, tannin (tannic acid) là chất kháng dinh dưỡng, làm giảm lượng thức ăn ăn vào, giảm khả năng tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến năng suất vật nuôi. Tuy nhiên, tác động không tốt của tannin từ những nghiên cứu trên, là do hàm lượng tannin trong khẩu phần cao và nguồn tannin có cấu trúc không tốt, như tannin trong các loại cao lương.

 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh khả năng loại trừ các vi khuẩn gây bệnh lan truyền và khu trú trong vách ruột của tannin trên heo (Sakanaka và ctv., 2000; Elizondo và ctv., 2010; Hara và ctv., 1995). Ngoài ra tannin (polyphenol) còn làm thay đổi các sản phẩm chuyển hóa trong phân heo như giảm khí ammoniac, giúp giảm mùi hôi, tăng các acid béo chuỗi ngắn có lợi (Hara và ctv., 1995). Kết quả trong phòng thí nghiệm còn cho thấy tannin từ cây hạt dẻ có thể ức chế Salmonellalà vi khuẩn dễ tồn dư trong thịt và kháng thuốc (Van Parys và ctv., 2010; Redondo và ctv., 2013; Prosdócimo và ctv., 2010). Trên heo con, tannin từ cây hạt dẻ còn làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn E. coli đường ruột, và làm tăng tỷ lệ vi khuẩn có lợi như Lactobacillus vàBifidobacterium (Chen và ctv., 2012). Việc cân bằng, tăng vi khuẩn có lợi trong đường ruột sẽ giúp thú non tiêu hóa thức ăn và tăng trưởng tốt hơn. Tannin từ thực vật cũng giúp ngăn ngừa tiêu chảy, phân lỏng, và viêm ruột trên heo con thay thế vai trò của kẽm oxid. Khả năng đề kháng lại tannin của vi khuẩn Clostridium perfringens cũng khó hơn kháng sinh (Redondo ctv., 2015), và tannin cũng không bị tồn dư trong sản phẩm động vật như thịt, trứng, điều này giúp nhà chăn nuôi an tâm sử dụng tannin lâu dài hơn. Đồng thời, vì thuộc nhóm polyphenol, tannin cũng là chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh như vitamin E, và C. Do đó sử dụng tannin còn có thể giúp chống lại các yếu tố gây stress cho con thú.

 

Silvafeed là sản phẩm được chiết xuất từ cây hạt dẻ với thành phần chủ yếu là tannin thủy phân (acid tannic # 75%), dạng bột màu nâu đỏ, dễ tan trong nước, ethanol, acetone, glycerin v.v…Có mùi tương đối lạ, vị chát, 100% thuần tự nhiên, an toàn hữu hiệu.

 

Tannin (polyphenol) cho tăng trưởng heo thịt

 

Tại Việt Nam, chế phẩm chứa tannin (Silvafeed) đã cho thấy hiệu quả trong chăn nuôi heo thịt. Thí nghiệm trên heo thịt từ 80 ngày tuổi đến khi xuất chuồng (156 ngày) được thực hiện bằng cách so sánh các khẩu phần sau: thức ăn cơ bản (A), thức ăn bổ sung tannin (Silvafeed) (B) và thức ăn bổ sung cả Silvafeed lẫn chế phẩm nấm men Saccharomyces cerevisiae(C). Kết quả thí nghiệm cho thấy, tuy không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu tăng trưởng và chất lượng quầy thịt giữa các lô (P>0,05), nhưng lô bổ sung Silvafeed (B) có các chỉ số đạt được tốt hơn đáng chú ý so với các lô còn lại. Heo ăn thức ăn bổ sung tannin (Silvafeed) (B) có trọng lượng xuất chuồng (156 ngày tuổi), tăng trọng ngày từ 80 ngày tuổi đến xuất chuồng cao hơn lô thức ăn cơ bản (A), và lô vừa có tannin (Silvafeed) và nấm men (C) (Bảng 1). Tuy nhiên, lượng thức ăn ăn vào của lô B lại thấp hơn lô A và lô C (2,06 kg <2,11 kg <2,12 kg, tương ứng), do đó FCR của lô này tốt nhất (Bảng 1). Điều này cho thấy, heo hấp thu chuyển hóa thức ăn tốt hơn khi thức ăn có bổ sung tannin (Silvafeed). Về chất lượng quầy thịt lô B cũng có tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ cao nhất so với lô A và lô C (Bảng 1). Qua thí nghiệm trên cho thấy, Silvafeed thay thế kháng sinh trong thức ăn heo thịt không những đảm bảo mà còn có thể nâng cao tăng trưởng, năng suất và chất lượng quầy thịt của heo. (Thí nghiệm được thực hiện tại trại Thực nghiệm khoa Chăn nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP. sHồ Chí Minh năm 2017).

 

Bảng 1. Tăng trưởng và chất lượng quầy thịt của heo thịt ăn các khẩu phần thức ăn cơ bản và có bổ sung Silvafeed từ 80 đến 156 ngày tuổi

 

Các chỉ tiêu

Nghiệm thức

P

A (X ± SD)

B (X ± SD)

C (X ± SD)

Trọng lượng xuất chuồng (kg)

92,13 ± 8,68

94,13 ± 6,47

93,31 ± 7,76

0,67

Tăng trọng ngày (ADG) (kg)

0,682 ± 0,016

0,706 ± 0,020

0,696 ± 0,023

0,54

Lượng thức ăn ăn vào (kg)

2,11 ± 0,025

2,06 ± 0,047

2,12 ± 0,013

0,23

FCR

3,095 ± 0,035

2,909 ± 0,015

3,050 ± 0,120

0,16

Tỷ lệ móc hàm

81,62 ± 2,10

82,83 ± 3,45

81,29 ± 2,21

0,64

Tỷ lệ thịt xẻ

73,01 ± 2,19

74,28 ± 3,60

72,64 ± 1,85

0,60